Hê hê, mấy cái thông tin bên này chưa đưa ra mà đã có rùi, thông tin bị rò rỉ rùi, hix
Bổ sung:
Nguyễn Ngọc Toàn _ 50,000 đ
Tổng Phòng kỹ thuật: 405,000 đ
Đầu cầu Hà Nội vẫn chưa nghe nói gì.
Sếp ơi, quỹ của công ty ủng hộ bao nhiêu?
Anh em Đà Nẵng cập nhật xem tình hình chi nhánh Đà Nẵng thế nào rồi nhỉ.
36/17B Giải Phóng tiếp tục nhận được tấm lòng hảo tâm của:
Nguyễn Bá Duy _ 50,000 đ
Xin cảm ơn anh em nhé
Tổng đến hiện nay là 455,000 đ
Đóng góp vào quỹ cứu trợ đồng bào miền Trung: 100.000đ
Anh Tường gặp kế toán nhận tiền nha.
Tụi nghiệp mấy đứa nhỏ, ngay trung thu ko được vui chơi mà mất nhà mất cửa
Ghi nhận tấm lòng của Cậu Toàn, Cậu Duy, và đặc biệt là anh lính Chiến từ phương xa vẫn hướng về tổ quốc, hướng về đồng bào miền Trung ruột thịt.
Bé Yến mau cập nhật và bổ sung vào Quỹ cứu trợ. Lập danh sách anh em miền Trung bị bão số 9 sếp Hiếu đã chỉ đạo.
(09/10/2009 12:27 PM)khunglongcon Viết: [ -> ]Sếp ơi, quỹ của công ty ủng hộ bao nhiêu?
Quỹ công ty sẽ trích vào quỹ ủng hộ lũ lụt của địa phương, phường 13, địa bàn mình hoạt động do Ms.Thùy đảm nhiệm.
Không nghe Hoàng và Đồng phản hồi nhỉ. Hạn chót ngày mai 10/10 12h nhé
Ý kiến của cụ Toannn. Ban tổ chức cuộc thi viết truyện cười lần II vui lòng công bố bổ sung quỹ giải thưởng vào qũy ủng hộ đồng nghiệp lũ lụt đi, cái lẩu dê hẹn dịp khác.
Trở về tâm của cơn bão năm 1964 vùng quê Điện Bàn, Quảng Nam, năm đó ông cố tôi mất vào tháng 6 thì cơn bão ập đến tháng 8 tháng 9.
Hồi đó gia đình ông bà nội tôi đông lắm: Ông bà cố, ông nội, bà nội, các cô chú ruột: Quán (bố tôi), Xá, Phố, Hệ, Hàng, Mua (mất nắm 1976), Bán, Lời. Nhưng đến trận bão thì chẳng còn ai ở nhà cả, phần lớn đã mất do nạn đói, dịch tả, đạn lạc...vùng quê tôi chiến tranh ác liệt nhất: Ban ngày của Ngụy ban đêm của của Việt Cộng, chú Mua tôi theo đọc trường sỹ quan Đà Lạt, bố tôi tập kết ra bắc, còn bà cô nội (Em của ông nội tôi) và bà thím (Vợ chú họ lấy vợ 2 để bà lại với 5 đứa con) cho đến trận bão ác liệt đó.
Năm nay bà cô Nội 92 tuổi ở với gia đình bố và hai anh em tôi, bà miệng móm mém nhai trầu kể tiếp: Chui cha năm đó lụt dữ lắm, đứng trên vùng cao nhất nhìn lại khoảng vường gia đình ông nội chỉ thấy mấy ngọn tre còn nổi trên mặt nước. Con cứ tưởng tượng chỉ trong vòng 2 tiếng đồng hồ nước đã dâng lên ngập ngang ngực, không ai kịp vận chuyển lương thực, đồ đạc, lợn gà, trâu bò... tất cả trong chốc lát đều ngập trong biển nước.
Bà với thím Ngọc bay vội bơi ghe đi lánh nạn, nước dữ quá, phải bám vào búi tre trong làng, nước cuốn xém lật thuyền, may mà mấy anh bám ở khóm tre gần đó kịp ra kèm vô.
Tội nhất là khi tìm được gò nổi, đứng nhìn nhiều gia đình đông đúc bám trên các nóc nhà, hay vạt giường trôi theo dòng nước siết, đến trỗ nước soáy cả gia đình bị dòng nước cuốn chìm chết sạch chẳng còn một ai. Mọi người đứng trên gò nổi chỉ biết nhìn, la ó mà chẳng ai làm gì được.
Khi nước rút đi, xác người, xác gia súc la liệt, bốc mùi... tiếng mẹ tìm chồng, tìm cha, tìm người thân thật tội. Chui cha, thời nay bão còn cứu trợ này nọ... Chứ thời đó, người nào sống qua được lũ lại phải chống chọi với cái đói, cái rét, bệnh tật. Sống qua được cũng phước đức lắm.
Gia đình thời ông nội tôi thuộc hạng thượng gia, hạ thuyền, của cải lương thực đầy ắp trong kho, sống trong cảnh thanh bình nhành hạ hàng chục năm. Qua bao chiến tranh lụt lội của năm tháng, mảnh đất ấy giờ chỉ còn lại một nấm mộ bia đá ghi cần đó cái tên.
Năm nay nghe nói cơn bão số 9 mức độ tàn phá còn hơn những năm 64.