Bạn chưa đăng nhập hoặc đăng ký. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để sử dụng đầy đủ chức năng của diễn đàn...
Asian Dragon Forum
Trung Quốc đang "mua" cả thế giới - Bản in được

+- Asian Dragon Forum (http://forum.adasolution.net)
+-- Diễn đàn: Diễn đàn thảo luận (/forumdisplay.php?fid=6)
+--- Diễn đàn: Tin tức (/forumdisplay.php?fid=12)
+--- Bài viết: Trung Quốc đang "mua" cả thế giới (/showthread.php?tid=223)


Trung Quốc đang "mua" cả thế giới - binh.nv - 11/10/2009 05:52 PM

Những hợp đồng khổng lồ của doanh nghiệp Trung Quốc được CNN ví von như một chiến dịch thôn tính kinh tế ở quy mô toàn cầu.

1. Cỗ máy kiếm tiền
[Hình ảnh: img_post_20091011184559_01.jpg]
Từ những sản phẩm giá rẻ được xuất đi khắp thế giới, Trung Quốc đã thu về khoảng 2.000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ. Nhà máy sản xuất áo t-shirt này tại Lesotho là một trong hàng chục nghìn cơ sở sản xuất của Trung Quốc tại nước ngoài. Chính phủ quốc gia đông dân nhất thế giới nhận thấy đã đến lúc cần tái cấu trúc nền kinh tế. Với nguồn lợi từ công nghiệp nhẹ, Trung Quốc đang lên kế hoạch tái đầu tư đa dạng vào các lĩnh vực sinh lợi cao như tài chính, công nghiệp ôtô hoặc sản xuất chất bán dẫn. Ảnh: Noor.

2. Đầu tư cho công nghệ cao
[Hình ảnh: img_post_20091011184635_02.jpg]
Một trong những ví dụ điển hình cho quyết tâm chinh phục công nghệ của Trung Quốc là việc hãng máy tính lớn nhất nước này Lenovo mua lại bộ phận sản xuất PC của IBM vào năm 2004 và trở thành nhà sản xuất lớn thứ 3 thế giới trong lĩnh vực này. Các nhà điều hành Trung Quốc cho rằng đây là con đường ngắn nhất giúp họ tiến quân ra thị trường thế giới mà không bị cản trở bởi pháp luật cũng như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của nước sở tại. Ảnh: Zuma Press.

3. Săn dầu mỏ
[Hình ảnh: img_post_20091011184728_03.jpg]
Trung Quốc cần rất nhiều dầu mỏ để nuôi dưỡng nền kinh tế đã tăng trưởng tới 7,9% trong năm ngoái. Một trong những sự án đang được Hiệp hội dầu mỏ nội địa quốc gia Trung Quốc (CNOOC) thực hiện tại Nigeria. CNOOC đã đạt được một thỏa thuận với Chính phủ nước này về việc khai thác khối lượng khoảng 6 tỷ thùng dầu với giá trị khoảng 30 tỷ USD. Ảnh: VII

4. Mua lại "vàng đen" của Brazil

[Hình ảnh: img_post_20091011184807_04.jpg]
Giữa năm 2009, một lượng vốn trị giá 10 tỷ USD đã được Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho công ty dầu mỏ quốc gia Brazil Petrobras vay nhằm thực hiện các dự án khai thác trên biển và nội địa. Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva là một trong những người ủng hộ nhiệt thành cho kế hoạch này. Ảnh: Getty Images.

5. Mối liên hệ với Iran
[Hình ảnh: img_post_20091011184901_05.jpg]
Dầu không phải là mặt hàng duy nhất có tên trong danh sách mua sắm của Iran. Tháng 6 năm nay, Công ty năng lượng quốc gia Trung Quốc (CNP) đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD vào việc tiếp tục phát triển dự án khai thác, sản xuất gas tại Iran. Đây là dự án quốc tế được CNP tham gia cùng các hãng như Total hay Gazprom tại Iran từ năm 2002. Ảnh: Newscom.

6. Nỗ lực bất thành với thị trường kim loại
[Hình ảnh: img_post_20091011185043_06.jpg]
Cuối năm 2008, hãng sản xuất nhôm và thép Trung Quốc Chinalco đã rất nỗ lực trong việc mua lại 20% cổ phần của Rio Tinto, hãng khai khoáng hàng đầu thế giới. Nhà sản xuất đến từ Australia cũng là nguồn cung cấp chính quặng đồng cho Chinalco. Tuy nhiên, khi giá kim loại tăng mạnh vào đầu năm nay, Rio Tinto quyết định từ chối bán cổ phần cho phía Trung Quốc. Chính phủ nước này sau đó đã buộc tội 4 nhân viên Rio lấy cắp bí mật quốc gia Trung Quốc. Ảnh: Newscom.

7. Chiếm lĩnh ngành xây dựng

[Hình ảnh: img_post_20091011175126_07.jpg]
Các công ty xây dựng Trung Quốc hiện đang tiến ra thị trường thế giới với lực lượng hùng hậu. Đường, cầu, đập hay sân bay... Người Trung Quốc cho rằng họ đều có thể làm tốt. Tại Angola, các công ty xây dựng Trung Quốc đang đảm đương hầu hết mọi việc: từ các sân vận động phục vụ Vòng chung kết Cúp vô địch bóng đá châu Phi 2010 đến các tuyến đường sắt, đường bộ. Ảnh: Getty Images.

8. Công nghiệp ôtô là mục tiêu kế tiếp
[Hình ảnh: img_post_20091011185204_08.jpg]
Không thỏa mãn với thị trường hơn một tỷ dân tại nội địa, ngành công nghiệp ôtô đang bùng nổ tại Trung Quốc quyết tâm tiến ra thị trường thế giới. Nhà sản xuất ôtô hàng đầu Trung Quốc vừa tuyên bố mua lại nhãn hiệu danh tiếng Hummer của General Motor với mức giá ước khoảng 150 triệu USD. Ảnh: Newscom.


Theo VNExpress
Theo nhiều nghiên cứu, Trung Quốc sẽ sớm vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong vài năm tới.
Và theo ATP, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2035. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố ngày 8/7/2008 của Quỹ Carnegie Endowment for International Peace của Mỹ.
Khủng hoảng kinh tế là cơ hội để Trung Quốc rút ngắn thời gian này. Cách đây 2 năm các nghiên cứu còn cho là Trung Quốc muốn bắt kịp Nhật thì cần đến 1 thập kỷ nữa (2018), nhưng giờ thì đã khác.
Việt Nam lại ở sát bên ông bạn hàng xóm hùng mạnh và xấu bụng, hướng đi nào cho chúng ta trong tương lai ???