Bạn chưa đăng nhập hoặc đăng ký. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để sử dụng đầy đủ chức năng của diễn đàn...
Asian Dragon Forum
“Người Việt Nam thành thật” - Bản in được

+- Asian Dragon Forum (http://forum.adasolution.net)
+-- Diễn đàn: Diễn đàn thảo luận (/forumdisplay.php?fid=6)
+--- Diễn đàn: Chia sẻ kinh nghiệm (/forumdisplay.php?fid=17)
+--- Bài viết: “Người Việt Nam thành thật” (/showthread.php?tid=47)


“Người Việt Nam thành thật” - ican - 24/07/2009 07:16 PM

Diễn đàn Sống trung thực, được gì?

“Người Việt Nam thành thật”

TT - Sống trung thực, được gì? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản này vô tình mở ra cả thế giới bao la. Thoạt đầu câu trả lời có thể là chẳng được gì cả ngoài tiếng khen. Mà “lời khen thì như nước hoa, chỉ ngửi chứ không nuốt được”, “có tiếng mà không có miếng”. Vậy tại sao xưa nay sự trung thực luôn được tôn trọng?

Nhớ hồi mới sang Pháp, do chưa thông thạo tiếng Pháp, ở lớp mỗi lần làm bài viết tôi phải chêm tiếng Anh. Khi thi chứng chỉ về văn minh Trung Hoa, tôi xin lỗi giáo sư vì mình không làm được. Thầy giáo bảo “em thử làm dàn bài xem”. Tôi làm. Thầy sửa. Và tôi bắt đầu tìm tài liệu, càng tìm càng thấy thú vị và tự tin. Giáo sư cảm kích: “Cho một chứng chỉ mà em thực hiện tài liệu như một luận án”. Đến ngày nộp bài, thầy lướt qua trố mắt: “Viết như vầy sao em bảo tiếng Pháp không thông?”. Tôi nói đã nhờ chồng sửa. Ông gật gù: “Cảm ơn em đã rất thành thật”. Đến phiên tôi trố mắt.

Cái được ấy có làm ta bình yên?

Một số ý kiến cho rằng sống với một vỏ bọc giả tạo là được nhiều hơn mất, là an toàn. Nhưng tôi xin được hỏi: những cái được, cái an toàn... giả tạo ấy có thật sự khiến bạn hạnh phúc và bình yên? Và nếu chấp nhận sống một cuộc sống hết giả tạo này đến giả tạo khác, hết lừa dối này đến lừa dối khác, liệu cuộc sống chúng ta có được bình yên?

Có lẽ cái được nhất của cuộc sống là hạnh phúc và bình yên.

hoaxula@...
Cùng lúc một cô bạn du học sinh người nước ngoài nói tiếng Pháp không rành, mà bài thi nộp thì quả tác giả là một người giỏi tiếng Pháp và có kiến thức. Ông thầy xem qua, hỏi nhiều lần ai làm cho cô. Bạn ấy nhất định chính mình làm. Ông lắc đầu, nói thẳng là không tin.

Sự trung thực ở đây trước mắt chỉ là một chứng chỉ nhỏ giữa bao nhiêu chứng chỉ khác trong đời quan trọng hơn. Tôi vô cùng hân hoan không phải chỉ vì được đậu, mà trong chừng mực nào đó ít nhất trong mắt vị giáo sư người Pháp này, tôi như đại diện cho “người Việt Nam thành thật”.

Trong đời sống thường ngày, ví dụ chuyện mua bán, giữa cửa hàng nói thách và cửa hàng không nói thách, mình muốn trở lại nơi nào? Giữa một người bạn giả dối và người bạn trung thực, mình thích gần gũi ai hơn? Thật thà một cách nào đó có thể bị chê, nhưng người khôn ngoan quá lại thường bị dè chừng vì người xung quanh chắc chắn sẽ nghĩ chẳng hiểu người đó hư thực ra sao.

Câu hỏi của bạn trẻ tuổi học trò Lê Nguyễn Minh Châu đã khiến người lớn phải bình tâm suy nghĩ. Chưa kể đến lương tâm, ta có thể dạy con cháu trung thực được không khi chính ta không trung thực? Vì e sợ thế này thế nọ mà gian dối kế tiếp gian dối, rồi gia đình và xã hội sẽ đi tới đâu? Từ thực tế cuộc sống của chính bản thân, tôi rất tin một điều: trong mọi trường hợp, người trung thực là người can đảm, tự tin và lương tâm nhẹ nhàng trong sáng. Chúng ta phải lựa chọn và sự chọn lựa nào cũng có thiệt thòi mất mát.

XUÂN SƯƠNG
(Paris, Pháp 7-2009)

------------------------------------


RE: “Người Việt Nam thành thật” - tiger74pth - 27/07/2009 09:56 PM

Cuộc sống trung thực làm cho người khác sẽ có cảm giác nhẹ nhàng và tin tưởng khi gần gũi bạn.