Đăng kí | Lịch | Danh sách thành viên | Xem bài mới | Xem bài gửi hôm nay | Giúp đỡ |
Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời
|
10/05/2010, 09:47 AM
Bài viết: #1
|
|||
|
|||
Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời
Chủ nhật rảnh rang, mình lượm lặt được vài đoạn trong một cuốn sách thấy tâm đắc cùng chia sẻ với anh em ở đây.
Có rất nhiều sách vở nói đến tư duy của con người bằng cách chia bộ não của con người thành 2 phần chính: Não trái và não phải: vùng nào xử lý logic, vùng nào xử lý tình cảm, nghệ thuật... Trong cuốn "Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời" của Robert Maurer lại đề cập đến khía cạnh khác dựa trên các phân tích bộ não chia thành 3 phần: - Não sau (Brain Stem) - Não giữa (Mid Brain) - Vỏ não (Cortex) Tại sao mình lại thấy tâm đắc với các suy luận của Robert? vì các phân tích này phần nào giải đáp được tai sao tâm lý chung "Ít chịu thay đổi" của loài người chúng ta. Nhưng trên thực tế, càng thay đổi tích cực càng đi lên. Cũng như đi tìm câu trả lời "Làm thế nào để công ty ADA phát triển ?" nghĩa là doanh số tăng, lợi nhuận tăng và quy mô tăng? ai cũng biết rằng cần phải có một sự thay đổi tích cực và thường xuyên tác động đến từng nhân viên chúng ta. Robert cho rằng Não sau hay còn gọi là não bò sát, sẽ kiểm soát chu kỳ sinh học của cơ thể, như dậy, ngủ, ăn... có ở tất cả các loài động vật. Não giữa sẽ chiếm giữ các cơ chế cảnh báo khi có nguy hiểm để đưa ra giải pháp: Tấn công lại, bỏ chạy hay lẩn trốn. Vỏ não là trung tâm của các sáng tạo khiến loài người luôn phát triển trong hàng triệu năm qua. Tại sao con người sợ thay đổi? Các nhà khoa học cho rằng, trong hàng trăm triệu năm qua, loài người luôn bị đe dọa bởi các con vật khác vì cấu tạo mong manh, chạy chậm, không có vũ khí vốn có trên cơ thể: Nanh vuốt... khiến cho não giữa phát triển lấn át 2 vùng lân cận. Khi có một sự mới xuất hiện vùng cảnh báo được bật tín hiệu tức thì. Ví dụ: vào môi trường mới, có một người mới, thay đổi công việc mới... Vùng này một khi đã được kích hoạt (active) thì các suy nghĩ sáng tạo (Vỏ não) hay chu kỳ sinh học (Não bò sát) chẳng còn hoạt động đc; mà một khi nó bị kích hoạt thì ngay lập tức, chúng ta rơi vào trạng thái sợ, thăm dò, xem xét để đưa ra hành động tấn công lại, bỏ chạy hay lẩn trốn (Nó đc lập trình như vậy) Ví dụ cụ thể thấy rõ khi chúng ta đang ở trong rừng đối mặt với sư tử, ngay tức thì suy nghĩ bỏ chạy hay đánh trả... thay vì phải suy nghĩ đến các vấn đề khác. Chính các cấu tạo mang tính lịch sử này khiến hầu hết chúng ta sợ thay đổi, và nếu phải đối diện với sự thay đổi, bộ cảnh báo rung lên ầm ầm làm chúng ta sợ hãi và quay về với những thứ quen thuộc. Tuy nhiên, nhiều người lại cho sự thay đổi là những thách thức mà họ muốn vượt qua và sẵn sàng trả giá. Trên thực tế, những con người này mới tạo được sự khác biệt, đưa loài người phát triển không ngừng. Hay nói cách khác, dùng vỏ não để chế ngự não giữa, và não bò sát sẽ làm cuộc đời ngắn ngủi trở lên thú vị (Dùng "người" chế ngự "con") Để đạt được điều này, Robert đưa ra các nguyên lý thực hiện bước biến đổi nhỏ để thay đổi những kết cục lớn theo Triết lý Kaizen đã áp dụng rất thành công trong thời gian qua: - Mục tiêu lớn --> Sợ hãi --> Hạn chế tiếp cận vùng vỏ não --> Thất bại - Mục tiêu nhỏ --> Vượt qua sợ hãi --> Tiếp cận vùng vỏ não --> Thành công. Từ đó để cuộc sống bạn thêm thú vị, mình tin rằng cần có sự thay đổi có tính hệ thống, mang tính sáng tạo chống lại sự chậm chạp, nặng nề vốn có (Bò sát/bản năng) chắc chắn những thay đổi nhỏ của từng cá nhân chúng ta trong công việc mang tính tích cực sẽ đẩy ADA phát triển vượt bậc. Tham khảo: Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời (Triết lý Kaizen) - Robert Maurer
|
|||
Được cảm ơn bởi | trandinhhai |
|
Các bài viết giống nhau | |||||
Bài viết: | Tác giả | Hồi âm: | Views: | Bài gửi cuối | |
3 bước để làm việc hiệu quả hơn. | khunglongcon | 0 | 4,887 |
04/08/2010 04:18 PM Bài gửi cuối: khunglongcon |
|
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng | ican | 2 | 10,887 |
31/05/2010 10:56 AM Bài gửi cuối: Nhím |
|
Thay đổi chính mình - câu chuyện một ước mơ | toannn | 0 | 5,027 |
09/07/2009 02:22 PM Bài gửi cuối: toannn |